Bệnh Thủy Mi là một trong những căn bệnh ảnh hưởng đến nghề nuôi cá, thường xuất hiện lúc giao mùa giữa mùa mưa và mùa nắng, hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
Bệnh Thủy Mi do một số loài nấm thuộc các giống Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn.
Biểu Hiện Bệnh
Bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông.
Cá bị bệnh có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy, trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn.
Cách Phòng Tránh Bệnh
Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi ALKALITE diệt tạp từ 7 – 10kg/100m2 diện tích ao nuôi. Không nuôi với mật độ quá dày trong khi môi trường nước không tốt. Cá giống trước khi thả cần được tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước. Định kỳ khử trùng nguồn nước bằng SUPER CLEAR (1 lít/1.000m3) Bổ sung AQUA VITAL bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 5g/1kg thức ăn.
Cách Điều Trị Bệnh
- Bước 1: Sử dụng hóa chất ANIRAT pha loãng với nước tạt đều xuống ao với liều lượng 1 lít cho khoảng 3.000m3.
- Bước 2: Trộn kháng sinh DOFI, NORLOX, AMCOCIP cho cá ăn phòng ghép bệnh kế phát.
- Bước 3: Bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cá.
Sau quá trình điều trị, sử dụng PRO4000X PLUS (6 viên/1000m3) đối với cá giống để cải thiện chất lượng nước và làm sạch nước.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Thủy Mi trên cá dĩa và cách chăm sóc chúng một cách tốt nhất. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị cùng loài cá dĩa!
Cá dĩa có ăn thức ăn viên không? Ưu và nhược điểm của thức ăn viên